7/ Nội dung tóm tắt nghiên cứu
3.1 Dự báo xu hướng chuyển dịch của dòng vốn FDI trong thời gian tới:
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, trong 9 tháng của năm 2016, Việt Nam đã thu hút vốn đầu tư FDI 16,43 tỷ USD đồng thời tiếp tục tăng trưởng theo xu hướng của năm 2015 và xuất hiện những tín hiệu mới gắn với thành tựu kinh tế - xã hội của năm trước, cũng như nhiều hiệp định thương mại tự do mới dần được thực hiện. Do đó, chúng ta có cơ sở để tin rằng trong giai đoạn 2016 – 2020, Việt Nam sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trong lĩnh vực thu hút FDI. Trong bối cảnh mới của tình hình khu vực, thế giới và trong nước thì câu trả lời là có thể. Có 5 lý do để tin vào điều này.
Trước hết là báo cáo cơng bố ngày 24/6/2015 của UNCTAD cho biết, tổng vốn FDI toàn cầu năm 2015 ước đạt 1.400 tỷ USD (tăng 11%) và hai năm (2016,2017) sẽ đạt lần lượt 1.500 tỷ USD và 1.700 tỷ USD. FDI tồn cầu vào năm 2020 có thể đạt tới 2.000 tỷ USD như vào năm 2007 (Thời điểm trước khủng hoảng kinh tế thế giới).
Trong khi đó theo Cục Đầu tư Nước Ngoài (Bộ KH-ĐT): Trong năm 2015, tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới và vốn cấp bổ sung đạt 22,76 tỷ USD, tăng 12,5% so với năm 2014, trong đó số vốn thực hiện đạt trên 14,5 tỷ, tăng 17,4 % so với 2014. Theo đó vốn FDI đổ vào Việt Nam chỉ chiếm hơn 1% FDI tồn cầu. Như vậy, tiềm năng thu hút thêm FDI cịn khá lớn.
Hai là, xu hướng mới của FDI vào châu Á đang có sự chuyển dịch từ Trung Quốc (hiện đứng đầu thế giới về thu hút FDI) sang các nước khác, mà Việt Nam được nhiều tập đoàn xuyên quốc gia lựa chọn là phương án số 1.
Ba là, với việc hình thành Cộng đồng ASEAN (AC) trong đó có Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), không gian kinh tế của nước ta đã được mở rộng ra khu vực. Thu hút FDI chịu sự điều chỉnh của Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) được ký kết tháng 2/2009 và có hiệu lực từ 29/3/2012, thay thế cho Hiệp
định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư ASEAN (IGA) năm 1987 và Hiệp định Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) năm 1998.
Bốn là, với các hiệp định thương mại tự do mới, rào cản về thuế quan về cơ bản được dỡ bỏ, tạo thuận lợi cho thương mại hai chiều giữa nước ta với các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Đức, Anh, Pháp, tác động tích cực đến FDI từ những nước đó vào Việt Nam.
Do các nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chiếm 39% tổng kim ngạch xuất khẩu và 23% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2014, Nếu trong thời gian tới khi TPP được thực hiện thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục đổ về Việt Nam nhằm tận dụng sự bùng nổ thương mại trong các nước tham gia TPP.
Năm là, môi trường đầu tư của Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt. Những nhân tố về ổn định chính trị, an ninh xã hội của nước ta trở nên nổi trội trong điều kiện thế giới bất ổn, nhiều nước trong khu vực phải đối phó với đảo chính, các cuộc biểu tình chống chính phủ, khủng bố quốc tế, xung đột tôn giáo, sắc tộc. Kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, lạm phát thấp và an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo có nhiều tiến bộ là những nhân tố tích cực của giai đoạn mới.
Trong xu thế đó, với những lợi thế đã tạo dựng được trong quá trình thu hút vốn đầu tư FDI (Liên tục đứng trong top 5 của cả nước về thu hút vốn FDI). Bình Dương hồn tồn có khả năng gia tăng số lượng vốn và chất lượng dự án FDI vào địa phương.